1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng (Orchidaceae) đặc trưng, quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Vườn quốc gia Núi Chúa

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: CN Nguyễn Tường Giao

4) Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

– Mục tiêu:

+ Điều tra, khảo sát về lan rừng tại Vườn quốc gia Núi Chúa (VQGNC), bổ sung cập nhật một số loài lan rừng vào dunh lục thực vật của VQGNC

+ Bảo tồn một số loài lan rừng quý hiếm tại VQGNC

+ Nhân giống một số loài lan rừng đặc trưng, quý hiếm tại VQGNC, tạo cây con hoàn chỉnh, đưa cây con ra vườn ươm nhằm lưu giữ nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học, cung cấp vật liệu nhân giống, hường đến mục tiêu sản xuất giống lan rừng

– Nội dung chính

+ Điều tra, khảo sát, bổ sung và danh lục lan rừng VQGNC

+ Bảo tồn ngoại vi 30 loài lan/05 đơn vị mỗi loài

+ Đánh giá chi tiết nguồn gen lan rừng theo các tiêu chí sinh học

+ Nghiên cứu quy trình nhân giống một số loài lan rừng

+ Chuyển cây con ra vườn ươm

+ Đào tạo 01 thạc sĩ, tập huấn từ 04 cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật nuôi cấy mô và xây dựng quy trình kỹ thuật

5) Lĩnh vực nghiên cứu: 406, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp

6) Phương pháp nghiên cứu:

+ Điều tra, khảo sát, bổ sung và danh lục lan rừng VQGNC: Phương pháp điều tra xã hội học

+ Bảo tồn ngoại vi 30 loài lan/05 đơn vị mỗi loài: Bảo tồn trong nhà lưới mỗi mẫu 05 cây đơn vị. Theo dõi các đặc tính sinh học (mùa ra hoa, hình thái, màu sắc, hương thơm,…)ghi chép, tổng hợp số liệu

+ Đánh giá chi tiết nguồn gen lan rừng theo các tiêu chí sinh học: Mô tả đánh giá nguồn gen, thao dõi đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản theo các chỉ tiêu định tính và định lượng

+ Nghiên cứu quy trình nhân giống một số loài lan rừng: Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên 03 môi trường nuôi cấy invitro cho mỗi loài, số lần lặp lại thí nghiệm tối thiểu là 3 lần/1 mẫu cấy. Sử dụng phần mềm MSTATC hoặc Sigmastat để xử lý thống kê các số liệu thí nghiệm

+ Chuyển cây con ra vườn ươm: Bố trí công thức pha trộn giá thể khác nhau nhằm khả sát ảnh hưởng và mức độ phù hợp của cá loại giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lan sau khi đưa ra từ ống nghiệm

7) Kết quả dự kiến:

+ Vườn sưu tập, bảo tồn an toàn 30 loài lan rừng quý hiếm, đặc trưng của VQGNC đã được nhân giống

+ Tư liệu về nguồn gen lan rừng VQGNC

+ Quy trình kỹ thuật nhân giống lan rừng

+ kết quả đào tạo tập huấn

8) Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến:

Bắt đầu: tháng 6 năm 2016

Kết thúc: tháng 12 năm 2018