1) Tên nhiệm vụ: Chuyển giao, nhân rộng quy trình nhân giống và thâm canh kiệu theo hướng an toàn tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Vũ Văn Khuê
- ThS. Trương Công Cường
- TS. Nguyễn Trường Giang
- ThS. Nguyễn Thị Dung
- ThS. Nguyễn Phương Nghị
- KS. Bùi Văn Khải
- ThS. Nguyễn Lạc Minh Việt
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Hoàn thiện và chuyển giao quy trình nhân giống và quy trình thâm canh kiệu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và trình độ canh tác nông nghiệp cho các hộ nông dân trồng kiệu ở huyện Ninh Sơn – Tỉnh Ninh Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích, đánh giá được những tồn tại trong sản xuất giống, kỹ thuật canh tác cây kiệu tại huyện Ninh Sơn; xác định được những vùng có khả năng phát triển trồng cây kiệu theo hướng an toàn tại tỉnh Ninh Thuận và đánh giá tác động của dự án đến người sản xuất kiệu sau khi kết thúc các hoạt động của dự án;
+ Chuyển giao quy trình nhân giống và quy trình thâm canh cây kiệu theo hướng an toàn cho người dân trồng kiệu tại huyện Ninh Sơn;
+ Xây dựng được mô hình nhân giống kiệu tại Ninh Sơn, năng suất kiệu củ đạt trên 12 tấn/ha/vụ, năng suất tăng từ 15 – 20%, hiệu quả kinh tế tăng từ 25 – 30%, củ kiệu to, đồng đều (1 kg khoảng 280 – 300 củ) và không nhiễm sâu bệnh hại, quy mô 2,0 ha (1,0 ha x 2 năm).
+ Xây dựng được mô hình thâm canh tổng hợp cây kiệu tại Ninh Sơn, năng suất kiệu củ đạt trên 14 tấn/ha/vụ, năng suất tăng từ 15 – 20%, hiệu quả kinh tế tăng từ 20 – 25% so với sản xuất đại trà, củ kiệu to, đồng đều (1 kg khoảng 300 – 320 củ) và sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quy mô 3,0 ha (1,5 ha x 2 năm).
+ Tổ chức được 01 lớp đào tạo kỹ thuật viên (30 người tham dự), 02 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác và nhân giống cây kiệu (50 người tham dự), 03 hội thảo đầu bờ cho 150 lượt người tham dự và 01 hội thảo khoa học.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
– Xu thế diện tích tăng dần trong các năm gần đây nhờ hiệu quả kinh tế của cây kiệu mang lại; trong canh tác người dân còn gặp khó khăn về chất lượng củ giống thấp, bón phân chưa cân đối, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chưa hợp lý; đất canh tác và nước tưới của vùng dự án phù hợp để canh tác kiệu theo hướng an toàn; và đãxác định được 2 vùng phù hợp và có lợi thế phát triển cây kiệu theo hướng an toàn tại tỉnh Ninh Thuận.
– Khoảng cách và mật độ trồng kiệu giống và kiệu thương phẩm phù hợp tại huyện Ninh Sơn là 12cm x 10cm, tương đương 83 cây/m2, với mật độ này cho năng suất đạt 15,13 tấn/ha đối với kiệu giống và 14,81 tấn/ha đối với kiệu thương phẩm, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các công thức trồng ở khoảng cách 15cm x12 cm và 15cm x 15cm (tương đươngmật độ 55 và 45 cây/m2) và không sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng trồng với khoảng cách 10cm x 10 cm (mật độ 100 cây/m2), nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn.
– Đã xây dựng được 2,0 ha mô hình nhân giống kiệu,năng suất bình quân đạt 13,55 tấn/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng 2,17 tấn/ha (tăng 16,0%)và hiệu quả kinh tế đạt 228.321.000 đồng/ha (tăng 29,8%),củ kiệu đồng đều và không nhiễm sâu bệnh hại.
– Đã xây dựng được 3,0 ha mô hình sản xuất kiệu thương phẩm, năng suất bình quân đạt 14,16 tấn/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng 2,2 tấn/ha (tăng 15,54%) và hiệu quả kinh tế đạt 246.610.000 đồng/ha (tăng 26,43%), củ kiệu đồng đều và sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Tổ chức được 01 lớp đào tạo kỹ thuật viên (30 người tham dự), 02 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác và nhân giống cây kiệu (50 người tham dự), 03 hội thảo đầu bờ cho 150 lượt người tham dự và 01 hội thảo khoa học có 30 đại biểu tham dự.
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 06/2019 Kết thúc: tháng 05/2021
7) Kinh phí thực hiện: 1.979.604 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 867.264 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.