1) Tên nhiệm vụ: Trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harm) theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản xuất thực phẩm chức năng
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Bông & Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phan Công Kiên
4) Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
Mục tiêu:

Mục tiêu chung của đề tài 

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản xuất thực phẩm chức năng

Mục tiêu cụ thể của đề tài 

Xác định các vùng có thể trồng và khai thác cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.)  đáp ứng theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận.

Ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác, bảo vệ thực vật, thu hái để xây dựng 3 mô hình trình diễn tại 3 điểm khác nhau với tổng quy mô 2 ha, theo tiêu chuẩn GACP, phù hợp với vùng sinh thái tại Ninh Thuận

Đào tạo, tập huấn và chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.
Nội dung chính:

Nội dung 1: Điều tra khảo sát, đánh giá chọn vùng trồng cây đinh lăng Polyscias fruticoas L. Harms theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận

– Thu thập thông tin về tình hình đất đai trong sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới tại 5 huyện (Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Phước và Thuận Nam) và báo cáo kết quả điều tra khảo sát chọn địa điểm đất trồng, nguồn nước tưới

– Thực hiện công tác điều tra chọn hộ (05 hộ/điểm x 3 điểm) tham gia trồng thử nghiệm cây đinh lăng Polyscias fruticoas L. Harms theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận.

– Lấy mẫu phân tích thành phần hóa tính đất và nước trên các hộ tham gia mô hình trồng thử nghiệm.

Nội dung 2. Hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính bằng phương pháp in vitro và giâm cành từ vườn giống gốc phục vụ nhân giống cho trồng thử nghiệm cây đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận

– Xây dựng vườn giống gốc (cây mẹ) từ cây invitro và cây giâm cành cho giống đinh lăng Viện Dược liệu

– Hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính bằng phương pháp invitro từ cây mẹ của vườn giống gốc cho cây đinh lăng

– Hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính bằng giâm cành từ cây mẹ của vườn giống gốc cho cây đinh lăng

Nội dung 3. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống đinh lăng Polyscias fruticoas L. Harms theo tiêu chuẩn GACP

– Sản xuất cây giống phục vụ mô hình bằng 2 phương pháp: nuôi cấy invitro và giâm cành

– Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tác xây dụng mô hình trồng thử nghiệm giống đinh lăng Polyscias fruticoas L. Harms theo tiêu chuẩn GACP

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm dược liệu

Nội dung 4. Đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn chuyển giao cho nông dân

Đào tạo 15 kỹ thuật viên/3 huyện

Tập huấn nông dân: 240 lượt người (6 lớp)
5) Lĩnh vực nghiên cứu:
40105-Cây công nghiệp và cây thuốc
6) Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập thông tin: kế thừa về số liệu tình hình đất đai và canh tác nông nghiệp tại các địa phương.

Phương pháp thực nghiệm khoa học:

Lấy mẫu phân tích thành phần hóa tính đất và nước Theo các TCVN hiện hành

Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính cây Đinh lăng bằng phương pháp in vitro và giâm cành

Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tác xây dụng mô hình trồng thử nghiệm giống đinh lăng Polyscias fruticoas L. Harms theo tiêu chuẩn GACP phù hợp với điều kiện Ninh Thuận
7) Kết quả dự kiến:

1 Giống Đinh lăng: 01 giống có khả năng thích ứng cao với điều kiện của Ninh Thuận. Giống đinh lăng được tuyển chọn ra có chất lượng đảm bảo, cùng với các quy trình kỹ thuật canh tác hoàn thiện sẽ đảm bảo việc chủ động nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển ngành dược. Năng suất thân rễ khô 4-5 tấn/ha (sau 2 năm trồng)

2 Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá vùng có thể trồng cây đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận

+ Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp tại các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Phước và Thuận Nam.

+ Báo cáo đánh giá nguồn đất và nước, kết quả lấy mẫu phân tích tại vùng lựa chọn.

+ Báo cáo xác định được vùng có thể trồng đinh lăng.

3 Mô hình trồng thử nghiệm giống cây Đinh lăng lá nhỏ: 03 mô hình (3 huyện) với diện tích 2 ha

4. Vườn giống gốc (cây mẹ) của các giống được tuyển chọn từ Viện Dược liệu: Vườn giống gốc (cây mẹ) quy mô 500 m2

5 Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho nông dân về phương pháp trồng, chăm sóc, sơ chế và bảo quản các sản phẩm của đinh lăng:

+ Kỹ thuật viên: 15 kỹ thuật viên

+ Nông dân: 240 lượt nông dân (40 lượt người/lớp x 2 lớp/huyện x 3 huyện)

6 Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính invitro và giâm cành cây Đinh Lăng : Mới, đáp ứng được mục tiêu đề ra

7.Báo cáo tổng kết đề tài : Đáp ứng được mục tiêu đề ra

8) Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến:
Bắt đầu:  tháng 8 năm 2017
Kết thúc: tháng 8 năm 2020