1) Tên nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến đa dạng sinh học, chất lượng các thành phần môi trường tại tỉnh Ninh Thuận phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, trọng điểm là khu vực phía nam của tỉnh
2) Tên tổ chức chủ trì: Viện Hải Dương Học
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Cao Văn Nguyện
4) Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định hiện trạng đa dạng sinh học để làm luận cứ khoa học xây dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh.
Xác định các thành phần môi trường: Chế độ thủy văn, hải văn và sức chịu tải của môi trường nước khu vực phí năm của tỉnh
Xây dựng chương trình quản lý, giám sát diễn biến các thành phần môi trường
Dự báo diễn biến chất lượng các thành phần môi trường và ĐDSH đến năm 2025 và 2035
5) Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học tự nhiên
6) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Dựa vào các nguồn thông tin, tư liệu và các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua vận dụng những phương pháp thích hợp để đưa ra những nhận xét về điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường nước, trầm tích, rạn san hô, thực vật biển, sinh vật đáy, sinh vật phù du tại khu vực Cà Ná
Phương pháp điều tra
– Điều tra khảo sát thực địa cơ bản
– Điều tra về nguồn lợi, đa dạng sinh học (Thực vật phù du, động vật phù du, Trứng cá, cá bột, Động vật đáy, cỏ biển, rong biển, rạn san hô)
Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường
Môi trường nước: So sánh các giá trị thực tế với các giá trị tới hạn quy định theo QCVN 10-2015/BTNMT
Môi trường trầm tích: So sánh các giá trị thực tế với các giá trị tới hạn quy định theo QCVN 43-2012/BTNMT
Các phương pháp khác:
Do liên quan đến nhiều chuyên môn, đặc biệt có một số tiếp cận mới nên đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp khác (Viễn thám và GIS, mô hình hóa, Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia,…)
7) Kết quả dự kiến:
Báo cáo tổng quan kết quả điều tra, đánh giá về ĐDSH trên địa bàn tỉnh (nguy cơ mất ĐDSH, suy giảm ĐDSH, giải pháp sử dụng hợp lý ĐDSH,…) làm cơ sở khoa học để quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh đến năm 2025 và 2035: Phản ánh đầy đủ các kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia, cô đọng, lôgic và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc qua về nội dung báo cáo ĐDSH theo luật ĐDSH và có thể biên tập để xuất bản
Báo cáo chuyên đề ĐDSH trên cạn và biển khu vực phía nam tỉnh Ninh Thuận: Phản ánh đầy đủ các kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia, cô đọng, lôgic và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc qua về nội dung báo cáo ĐDSH theo luật ĐDSH và có thể biên tập để xuất bản
Báo cáo chuyên đề về kết quả tính toán sức chịu tải môi trường nước biển khu vực kinh tế phía nam: Theo QCVN 10:2015/BTNMT và QCVN 43:2012/BTNMT
Báo cáo chuyên đề về dự báo các nguồn xả thải, diễn biến chất lượng môi trường nước biển và các yếu tố, nguy cơ gây suy giảm ĐDSH khu vực kinh tế trọng điểm phía nam kịch bản đến năm 2025 và 2035: Cơ sở khoa học-tính toán kịch bản theo quy hoạch phát triển khu vực kinh tế phía nam.
Báo cáo chuyên đề về chương trình quản lý, giám sát diễn biến các thành phần môi trường khu vực kinh tế trọng điểm phía nam kịch bản đến năm 2025 và 2035. Làm căn cứ cho xây dựng chương trình quan trắc môi trường của tỉnh
Đề xuát trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường đất, nước, không khí, trầm tích. Thiết thực với năng lực của địa phương
Bản đồ địa hình, các sơ đồ phân bố nhạy cảm và CSDL GIS theo đúng quy định chuyên môn, thông tin chính xác và có độ tin cậy cao, bố cục, chú giải hợp lý, hình thức đẹp, được số hóa và quản lý theo các file dữ liệu
Bộ bản đồ địa hình, hiện trạng các thành phần môi trường và ĐDSH khu vực kinh tế phía nam theo đúng quy định chuyên môn, thông tin chính xác và có độ tin cậy cao, bố cục, chú giải hợp lý, hình thức đẹp, được số hóa và quản lý theo các file dữ liệu
Phần mềm và bộ CSDL về thành phần môi trường nền khu vực kinh tế phía nam và bộ CSDL về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dễ sử dụng, có giá trị theo form database của cục bảo tồn ĐDSH – Tổng cục môi trường
Báo cáo tổng kết đề tài và báo cáo tóm tắt. Tổng hợp đầy đủ các nội dung thực hiện theo đề cương
Có 3-5 bài báo số liệu mới, phản ánh được hiện trạng và xu hướng biến động môi trường, ĐDSH đăng trên Tạp chí KHCB biển, tạp chí công nghệ sinh học và tạp chí quốc tế
Đào tạo 02 thạc sĩ chuyên ngành Nguồn lợi, tài nguyên môi trường biển; nuôi trồng thủy sản
8) Thời gian thực hiện: 30 tháng
Bắt đầu: từ 3/2018
Kết thúc: đến 8/2020
Home Nhiệm vụ KHCN đang thực hiện NĂM 2018 Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến đa dạng sinh học,...