1) Tên nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp để hạn chế quá trình thoái hóa đất do bị khô hạn, hoang mạc hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học công nghệ & Quản lý môi trường

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

1 PGS. TS Đinh Đại Gái

2 ThS. Lê Bá Long

3 ThS Lê Hồng Thía

4  ThS. Phạm Thanh Hưng

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Xác định khu vực xuất hiện đất bị khô hạn, hoang mạc hóa các nhân tố chính gây khô hạn, hoang mạc hóa tại tỉnh Ninh Thuận;

– Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa  tại tỉnh Ninh Thuận tỉ lệ 1/50.000;

– Đề xuất các giải pháp tổng hợp để hạn chế hạn hán, hoang mạc hóa, gây thoái hóa đất và hướng sử dụng bền vững.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Diễn biến khô hạn, hoang mạc hóa từ năm 1996 – 2016

Khô hạn, hoang mạc hóa Ninh Thuận xẩy ra chủ yếu các huyện phía Đông Nam như: Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam. Đất chưa bị HM hoặc HM nhẹ có chiều hướng giảm dần, đồng thời đất bị HM trung bình và nặng tăng tương ứng; thể hiện rõ thời điểm 2004 – 2005 và 2015 – 2016 (là hai mốc khô hạn nghiêm trọng). Đất bị HM cát tăng 3.527 ha (từ 5.434 ha năm 1996 – 8.961 ha năm 2016), HM đất cằn tăng 21.309 ha (28.513 ha – 49.822 ha) và HM đá tăng 4.873 ha (13.897 ha – 18.770 ha).

Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng đất bị khô hạn, hoang mạc hóa năm 2016.

Trên cơ sở chồng xếp 03 lớp bản đồ: Chất lượng đất (Mục 3.1.4.1), Chỉ số khí hậu (Mục 3.1.4.2) và Chất lượng lớp phủ thực vật (Mục 3.1.4.3); bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa năm 2016 được thể hiện ở Mục 3.1.4.4. Phân cấp đất bị khô hạn, HMH như sau: Đất chưa bị khô hạn, HMH (cấp I) là 15.058 ha (chiếm 4,9% DTTN), đất bị khô hạn, HMH nhẹ (II) 81.035 ha (24,15%), trung bình (III) 111.440 ha (33,21%), nặng (IV) 42.741 ha (12,74%); rất nặng (V) bao gồm: hoang mạc đất cằn 49.822 ha (14,85%), hoang mạc cát 8.961 ha (2,67%) và hoang mạc đá 18.770 ha (5,59%).

Từ bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa toàn tỉnh năm 2016, phân chia đất cho 07 huyện, thành phố (Bản đồ và diện tích kèm theo).

Kết quả xây dựng bản đồ dự báo đất bị khô hạn, hoang mạc hóa đến năm 2035.

Các lớp bản đồ về chất lượng đất, chỉ số khí hậu và chất lượng lớp phủ thực vật được chồng lên nhau (overlay) dựa vào mối quan hệ không gian và sử dụng phần mềm ArcGis 10.4. Việc chồng lớp được thực hiện theo thứ tự từ lớp tính chất đất, tính chất khí hậu theo kịch bản biến đổi khí hậu và lớp phủ thực vật theo qui hoạch sử dụng đất 2020.

Dự báo đến năm 2035 lượng mưa sẽ tăng từ 10 – 15%, nếu cơ cấu các loại cây trồng theo đúng dự báo của QHSDĐ (Lớp phủ thực vật) thì mức độ khô hạn, HMH sẽ được dự báo như sau:

– Đất chưa bị khô hạn, HMH là 14.289 ha (chiếm 4,3% DTTN), phân bố chủ yếu ở huyện Bác Ái (9.131 ha, 2,7% DTTN), Ninh Sơn (7.130 ha, 2,1% DTTN).

– Đất bị khô hạn, HMH nhẹ là 92.487 ha (chiếm 27,5% DTTN), phân bố chủ yếu ở huyện Bác Ái (65.221 ha, 19,4% DTTN), Ninh Sơn (6.086 ha, 1,8% DTTN), Thuận Bắc (2.956 ha, 0,9% DTTN),…

– Đất bị khô hạn, HMH trung bình là 94.250 ha (chiếm 28,1% DTTN), phân bố chủ yếu ở huyện Ninh Sơn (34.185 ha, 10,2% DTTN), Bác Ái (14.264 ha, 5,4% DTTN), Ninh Phước (15.176 ha, 4,5% DTTN), Thuận Nam (12.188 ha, 3,6% DTTN), Thuận Bắc (7.043 ha, 2,1% DTTN),…

– Đất bị khô hạn, HMH nặng là 48.288 ha (chiếm 14,4% DTTN), phân bố chủ yếu ở huyện Thuận Nam (14.030 ha, 4,2% DTTN), Thuận Bắc (9.640 ha, 2,9% DTTN),…

– Đất bị khô hạn, HMH rất nặng là 51.373 ha (chiếm 15,3% DTTN); trong đó hoang mạc đất cằn 29.648 ha (chiếm 8,8% DTTN), hoang mạc cát 5.253 ha (1,6%), hoang mạc đá 16.472 ha (4,9%).

Phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp để khai thác, sử dụng đất bền vững, hạn chế quá trình thoái hóa đất do bị khô hạn, MHM.

Nguyên nhân

Qua nghiên cứu và tham khảo các đề tài đã có, có thể kết luận rằng nguyên nhân gây ra khô hạn, HMH tại Ninh Thuận do hai nhóm yếu tố: (1) Nguyên nhân do tự nhiên và (2) nguyên nhân do con người.

Nguyên nhân do tự nhiên

  • Vị trí địa lý
  • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
  • Đặc điểm địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng

Tác động của con người

  • Sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước cấp của các hệ thống thủy lợi lớn trong tỉnh như Sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm
  • Việc sử dụng nguồn nước mặt còn nhiều lãng phí
  • Những nguyên nhân khác

Biện pháp quản lý tổng hợp

  • Đề xuất giải pháp công trình
  • Xây dựng các hồ chứa
  • Xây dựng hệ thống liên thông các hồ chứa
  • Ao dự trữ nước mưa và nước ngầm
  • Thu giữ và phát triển nguồn nước ngầm trên vùng đất khô hạn ven biển phía Bắc và Nam Ninh Thuận
  • Dự án “Tái tạo nguồn nước bằng kỹ thuật giữ nước mặt quy mô nhỏ, bền vững tại Chà Bang xã Phước Nam huyện Thuận Nam”
  • Dự án “Thủy lâm kết hợp phòng chống hoang mạc hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận”
  • Xây dựng Đập dâng để ngăn mặn trên lưu vực sông Dinh
  • Đề xuất giải pháp phi công trình
  • Giải pháp sống chung với hạn hán

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu : 2015.     Kết thúc: 2017

7) Kinh phí thực hiện.: 754,783,842 đồng, trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        754,783,842 đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2018-259-04/KQNC Cấp ngày: 7/8/2018