1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng đặc trưng, quý hiếm tại vườn QG Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Vườn Quốc gia Núi Chúa

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. CN. Nguyễn Tường Giao
  2. ThS. Trần Hải Đông
  3. ThS. Trần Văn Tiếp
  4. ThS. Nguyễn Như Hiến
  5. KS. Nguyễn Thành Trung
  6. KS. Từ Công Ty
  7. KS. Nguyễn Lê Văn
  8. Nguyễn Văn Hùng
  9. CN. Nguyễn Ngọc Anh Thi
  10. KS. Phạm Thị Loan
  11. KS. Nguyễn Khắc Giác
  12. CN. Trần Ngọc Hiếu

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát

– Điều tra, khảo sát về  các loài lan rừng tại BQL Vườn quốc gia Núi Chúa; bổ sung, cập nhật vào danh lục lan rừng của BQL Vườn quốc gia Núi Chúa.

– Bảo tồn ngoại vi (ex situ) một số loài lan rừng quý hiếm tại vườn lan của BQL Vườn quốc gia Núi Chúa.

– Nhân giống một số  loài lan rừng đặc  trưng, quý hiếm tại BQL Vườn quốc gia Núi Chúa bằng phương pháp gieo hạt, nuôi cấy mô (in vitro)…, tạo cây con hoàn chỉnh, đưa cây con  ra vườn ươm nhằm  lưu giữ và phát triển nguồn gen, phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, hướng đến mục tiêu sản xuất giống lan rừng cung ứng cho thị trường.

Mục tiêu cụ thể

– Điều tra, khảo sát về số lượng loài, khu vực phân bố, cập nhật bổ sung vào danh lục lan rừng của BQL Vườn quốc gia Núi Chúa

– Đánh giá chi tiết nguồn gen 30 loài lan rừng theo các chỉ tiêu sinh học như đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, thời điểm ra hoa, mức độ sinh trưởng, phát triển…

– Thu thập trong rừng tự nhiên (thuộc phạm vi quản  lý BQL Vườn quốc gia Núi Chúa) 30 loài lan rừng/05 đơn vị mỗi loài, đưa về vườn lan rừng (xây dựng vườn sưu tập lan rừng diện tích 250m2) tại BQL Vườn quốc gia Núi Chúa để bảo tồn ngoại vi (ex situ).

– Xây dựng quy trình nhân giống 03  loài lan rừng bằng phương pháp nhân giống bằng hạt và nhân giống in vitro (Xác định môi trường gieo hạt và môi trường để mầm hạt phát triển thành cây con hoàn chỉnh; Xác định môi trường và các yếu tố bổ sung để nuôi cấy, tạo protocorm và cây con in vitro hoàn chỉnh từ protocorm).

– Xây dựng quy trình đưa cây lan từ ống nghiệm ra vườn (Xác định các điều kiện chăm sóc trong vườn; Theo dõi mức độ sinh trưởng của từng loài lan khi đưa ra vườn).

– Đào tạo, tập huấn cán bộ kỹ thuật (trong đó có 01 Thạc sĩ) về kỹ thuật nuôi cấy mô và xây dựng quy trình kỹ thuật.

– Xây dựng Atlas lan rừng (200 cuốn Atlas in màu khổ A5)

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

– Trong quá trình Điều tra xã hội, thu thập  thông tin các loài lan rừng từ 10 thôn bản quanh VQG Núi Chúa với 300 phiếu phỏng vấn  được thực hiện  tháng 6/2016 chúng tôi ghi nhận được 14 loài lan và bổ sung 04 loài lan vào danh lục.

– Điều tra lan rừng trên thực địa gồm 20 tuyến điều tra, chúng tôi đã Thu thập 30 loài lan rừng khác nhau (mỗi loài 05 đơn vị mẫu) trên các tuyến điều tra, đưa về bảo tồn ex situ tại vườn sưu tập lan rừng của VQG Núi Chúa. Đã chụp hình tiêu bản ảnh và mô tả 56 loài lan này, đồng thời xây dựng bản đồ phân bố 56 loài này và 200 cuốn

Atlas cho các loài lan

– Thu mẫu 30 loài lan rừng khác nhau, mỗi loài 05 đơn vị mẫu đưa về vườn sưu tập thực vật đều có sự hình thành lá và chiều dài lá phát triển không đáng; Có 16 giống ra hoa và không có sự sai khác về màu hoa so với trong tự nhiên, 14 giống không ra hoa; sau 12 tháng theo dõi thì có 05 giống không có sự hình thành thân mới, còn lại đều có sự hình thành than mới; Có 27 loài ra lá mới, 03 loài không ra lá mới;  tất cả 30 loài đều có sự hình thành rễ.

– Hoàn thiện 03 quy trình gieo hạt và tạo cây con hoàn chỉnh cho 03 loài lan Ngọc điểm, Giả hạc và Trầm .

– Hoàn thiện 03 quy trình nuôi cấy mô invitro 03 loài lan Ngọc điểm, Giả hạc và Trầm

– Hoàn thiện quy  trình chăm sóc cho 03  loài  lan Ngọc điểm, Giả hạc và Trầm hậu nuôi cấy mô và từ gieo hạt

– Vận dụng các quy trình trên chúng tôi tiến hành chăm sóc 900 cây lan của 03 loài Ngọc điểm, Giả hạc và Trầm mỗi loài 300 cây 18 tháng tuổi và chăm sóc cho 2.100 cây của 03 loài trên từ nuôi cấy mô, mỗi loài 700 cây.

– Đã hợp đồng 01 thạc sĩ có chuyên môn về nuôi cấy mô đào tạo được 05 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật nuôi cấy mô từ các quy trình trên.

– Tạo điều kiện đào  tạo 01 Thạc sỹ  tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học tháng 9/2018.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 

Bắt đầu: tháng 6 năm 2016.       Kết thúc: tháng 12 năm 2019

7) Kinh phí thực hiện: 1.896,416 triệu đồng; trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        1.080,259 triệu đồng

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 816,157 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.