1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây Măng Tây theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận.

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. Th.S Nguyễn Văn Sơn
  2. ThS.Trịnh Thị Vân Anh
  3. TS. Phan Công Kiên
  4. TS. Mai Văn Hào
  5. ThS. Phạm Trung Hiếu
  6. ThS. Nguyễn Văn Chính
  7. ThS. Chu Trung Kiên
  8. ThS. Võ Minh Thư
  9. ThS. Nguyễn Đức Thắng

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Ứng dụng tiến bộ ký thuật thâm canh cây măng tây xanh theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận nhằm phát triển vùng nguyên liệu măng tây xanh bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

– Phân tích và đánh giá được các ưu, nhược điểm của các loại giống, quy trình kỹ thuật canh tác măng tây mà người dân tại Ninh Thuận hiện nay đang sử dụng.

– Tuyển chọn được 2 giống măng tây xanh có năng suất, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận.

– Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây măng tây xanh tại tỉnh Ninh Thuận theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng măng tây, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường sinh thái.

– Xây dựng mô hình thâm canh cây măng tay xanh theo hướng công nghệ cao và chuyển giao quy trình cho nông dân.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

* Nội dung 1. Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất cây măng tây tại Ninh Thuận

Giống măng tây chính đang trồng  tại Ninh Thuận có nguồn gốc từ Mỹ và Hà Lan bao gồm: UC800, UC157, Atlas, Deluxe, Atticus, Bejo 3025. Trong  đó,  hai giống

Atlas và Atticus có nhiều ưu điểm nổi trội nhất.

– Các biện pháp kỹ thuật như lên luống, phương thức trồng phù hợp cho từng loại

đất; giăng dây chống đổ ngã, cắt ngọn kích thích trổ măng được áp dụng đồng bộ; bón phân và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Mật độ trồng phổ biến là khá cao (> 21.000 cây/ha), sử dụng phân bón cao hơn khuyến cáo; sử dụng ít phân hữu cơ và nhiều phân vô cơ; kỹ thuật  tưới chủ yếu là tưới tràn; sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ  thực vật không an toàn cho cây rau như Imidacloprid, Carbendazim, Mancozeb.

* Nội dung 2. Nghiên cứu tuyển chọn giống măng tây có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tại Ninh Thuận

Tuyển chọn được 2 măng tây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và chất lượng tốt  phù hợp với  điều kiện khí hậu  tỉnh Ninh Thuận  là Amadeus và Atlas. Sản măng thu hoạch năm thứ nhất của hai giống tương ứng là 14,88 tấn/ha và 15,36 tấn/ha; tỷ lệ măng loại 1 và loại 2 cao (> 30%); có khả năng chống chịu với một số bệnh hại trên chính.

* Nội dung 3. Nghiên cứu bổ sung, xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cây măng

tây theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận

Xác định được các biện pháp kỹ thuật bổ sung cho quy trình kỹ thuật thâm canh cây măng tây theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận:

– Kỹ  thuật tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động giúp  tăng năng suất măng tây thương phẩm từ 7,4  – 16,8% so với các biện pháp tưới tràn và tưới phun mưa; đồng thời giúp tiết kiệm nước tưới, công lao động, vật tư phòng trừ sâu bệnh

– Phân bón nano R-011 giúp cân bằng pH đất,  tăng khả năng hấp dinh dưỡng và tăng sản lượng măng tây thương phẩm lên 9,3%.

– Các sản phẩm Nano đồng oxyclorua 10.000ppm, liều lượng 1,25 kg /ha, Nano bạc

500ppm, liều lượng 1,5 L và thuốc Score 250EC, liều lượng 0,625 L/ha luân phiên hạn chế sự lây lan của bệnh đốm tím và cháy thân gây hại trên cây măng tây xanh.

– Thuốc Radiant 60 SC, liều lượng 500 ml/ha có hiệu lực cao đối với sâu khoang trên ruộng sản xuất măng tây tại Ninh Thuận

* Nội dung 4. Xây dựng mô hình thâm canh cây măng tây theo hướng công nghệ cao

tại Ninh Thuận

Xây dựng được mô hình thâm canh cây măng tây theo hướng  ICM ứng dụng công nghệ cao và chuyển giao cho người dân

– 2 mô hình trồng măng tây xanh theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận với hiệu quả kinh tế vượt 20,3 – 29,8%.

* Nội dung 5. Đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn chuyển giao cho nông dân

Đào tạo được 10 kỹ  thuật viên và tập huấn 160 lượt nông dân về kỹ  thuật thâm canh măng tây theo hướng công nghệ cao

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 04/2018              Kết thúc tháng 09/2020

7) Kinh phí thực hiện.: 1.205,641 triệu đồng, trong đó:  

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:         1.157,441 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 48,200 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng .