1) Tên nhiệm vụ: Trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harm) theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản xuất thực phẩm chức năng
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Bông & Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Phan Công Kiên
- 2. ThS. Nguyễn Văn Sơn
- 3. Th Phạm Trung Hiếu
- 4. Th Trịnh Thị Vân Anh
- 5. Th Phạm Văn Phước
- 6. Nguyễn Văn Chính
- 7. Chu Anh Tiệp
- 8. Nghiêm Tiến Chung
- 9. Th Trần Thị Bích Lành
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung của đề tài
Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harm) theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản xuất thực phẩm chức năng.
Mục tiêu cụ thể
– Xác định các vùng có thể trồng và khai thác cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harm) đáp ứng theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận.
– Ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác để xây dựng 3 mô hình trình diễn tại 3 điểm khác nhau với quy mô 2 ha, theo tiêu chuẩn GACP, phù hợp với vùng sinh thái tại Ninh Thuận nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng các vùng trồng cây đinh lăng tập trung, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường.
– Đào tạo, tập huấn và chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
– Qua đánh giá tại 5 huyện (Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Phước và Thuận Nam) đã xác định được 12,3 ha/12 hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu để trồng đinh lăng (Polyscias fruticosa) theo tiêu chuẩn G CP.
– Xây dựng được vườn ươm giống gốc của giống đinh lăng lá nhỏ từ nguồn cây giống của Viện Dược liệu với quy mô diện tích 500 m2, là nguồn lưu giữ giống để cung ứng cây giống đinh lăng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ mở rộng sản xuất.
– Xây dựng được quy trình nhân invitro đối với giống cây đinh lăng lá nhỏ trên cơ sở trang thiết bị của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố.
+ Vật liệu ban đầu khử tr ng bề mặt bằng HgCl2 (nồng độ 0,1% trong 5 phút), tái sinh trong môi trường MS (bổ sung 2 mg/l B ).
+ Môi trường MS bổ sung B 3 mg/l và IB 0,5 mg/l để nhân nhanh in vitro.
+ Tạo rễ trên môi trường có bổ sung kết hợp N ở nồng độ 1 mg/l và IB nồng độ 1 mg/l.
+ Giá thể (giai đoạn vườn ươm) là 50% đất pha cát và 50% tro trấu.
– Trong điều kiện tại Ninh Thuận, nhân vô tính bằng giâm hom trong vườn ươm có che bóng, dùng hom bánh tẻ cho chất lượng cây giống cao nhất (tỷ lệ xuất vườn 78,9%). Xử lý hom bằng Super Root (nồng độ 15 – 20 ml/lít nước; ngâm từ 2 – 3 giờ), trên giá thể 50% đất + 50% trấu hun cho tỷ lệ cây xuất vườn trên 80%.
– Đã sản xuất được 10.000 cây giống in vitro và 70.000 cây giống giâm cành với chất lượng đạt tiêu chuẩn cung cấp cho mô hình trồng thử nghiệm giống đinh lăng lá nhỏ theo tiêu chuẩn G CP.
– Đã xây dựng được 3 mô hình trồng thử nghiệm đinh lăng lá nhỏ theo tiêu chuẩn G CP với các chế độ canh tác khác nhau, sau trồng 24 tháng bước đầu có thể rút ra 1 số nhận xét sau:
+ Trồng cây đinh lăng bằng giâm cành có tổng số rễ trên cây, số rễ chính trên cây, khả năng tích lũy chất khô, khối lượng rễ tươi cũng như khối lượng rễ khô cao hơn cây in vitro. Năng suất rễ khô (2 năm sau trồng) trồng với mật độ 40.000 cây/ha đều đạt trên 4 tấn/ha.
+ Mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ xen trong vườn cây lâu năm (trôm, dừa,…) sẽ giúp cây có tỷ lệ sống cao, khả năng sinh trưởng và phát triển có xu hướng tốt hơn trồng thuần. Góp phần nâng cao hiệu quả/đơn vị diện tích.
– Cây đinh lăng lá nhỏ trồng tại Ninh Thuận sau trồng 24 tháng, có sự hiện diện của acid oleanolic trong thân rễ, hàm lượng saponin toàn phần trong thân rễ dao động từ 0,419 – 0,465%. .
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 08/2017. Kết thúc: 7/2020.
7) Kinh phí thực hiện: 1.119,713 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 831,713 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 288,00 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.