1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình thâm canh giống nho mới NH01-152 theo hướng VietGAP
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Lê Trọng Tình
- ThS. Phạm Văn Phước
- ThS. Đặng Minh Tâm
- TS. Mai Văn Hào
- ThS. Phan Văn Tiêu
- KS. Lê Đình Điểu
- KS. Trương Công Kiến Quốc
- KS. Phạm Quốc Tý
- KS. Võ Minh Thư
- KS. Nại Thành Nhàn
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Chuyển giao quy trình thâm canh giống nho mới NH01-152 theo hướng VietGAP, tạo ra sản phẩm nho an toàn chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế cho người trồng nho.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
1/. Điều tra khảo sát về tình hình sản xuất nho của 2 huyện Ninh Phước và Thuận Nam: Kết quả nhóm thực hiện đã chọn 5 hộ đủ tiêu chuẩn tham gia mô hình, các mẫu đất và nước tại địa điểm chọn để thực hiện mô hình đều đủ tiêu chuẩn theo quy định để sản xuất rau quả theo VietGAP.
2/. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình thâm canh giống nho NH01-152 theo hướng VietGap:
– Lượng phân bón thích hợp cho giống NH01-152: 20 tấn phân chuồng/năm và 350 kg N + 160 kg P205 + 300 kg K20/vụ, số lần bón 6 lần/vụ cho năng suất cao, chất lượng quả tốt ở trong cả 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân.
– Thời vụ cắt cành phù hợp cho giống NH01-152: vụ Đông Xuân từ ngày 16/12 -16/1; vụ Xuân Hè (tháng 3-4) vụ Hè Thu từ ngày 16/6 – 1/7.
– Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên giống nho mới NH01-152 gồm: bọ trĩ;
nhện đỏ; bệnh thán thư; bệnh mốc sương. Các loại thuốc có nguồn gốc sinh học được đề xuất để phòng trừ sâu bệnh như sau: thuốc Stifano 5.5 SL, Kozuma 5 WP phòng trừ bệnh thán thư; thuốc Map Green 10 AS và Kozuma 5 WP phòng trừ bệnh mốc sương; thuốc Radiant 60 SC và thuốc Ematin 5 EC trừ bọ trĩ; thuốc Newfatox 75 SL và Takare 2EC trừ nhện đỏ hại nho.
– Thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống nho NH01-152 khi trời mát, có
90% số quả/chùm chín. Biện pháp kỹ thuật xơ chế bảo quản sau thu hoạch: loại bỏ quả thối, bị sâu bệnh, ngâm trong dung dịch Sodium metabisunfite (Na2S2O5– E223), nồng độ 80 mg/kg quả trong 5 phút, để ráo nước, đóng trong bao PE (polyetylen, có đục lỗ) gắn kín miệng túi và bảo quản ở nhiệt độ 40C.
3/. Xây dựng mô hình thâm canh giống nho NH01-152 theo hướng VietGap.
Đề tài đã nhân và chuyển giao 3.000 cây giống nho mới NH01-152 cho nông dân thực hiện mô hình, sử dụng mắt ghép NH01-152 được ghép trên gốc ghép Couderc.
Giống nho mới NH01-152 trong mô hình thể hiện nhiều đặc tính tốt: quả to; chùm to (trung bình trên 600g/chùm); năng suất cao (năng suất lý thuyết đạt từ 20,2 – 23,8 tấn/ha/vụ; năng suất thực thu đạt 15,1 – 17,2 tấn/ha/vụ. Đồng thời, giống nho này cho thu nhập cao hơn hẳn so với 2 giống đối chứng Cardinal và NH01-48 ở cả 3 vùng: Phước Hữu, Phước Hậu và Phước Sơn.
Giống nho mới NH01-152 trong mô hình có phẩm chất tốt: độ Brix đạt từ 15,8-16,3%; màu sắc mẫu mã đẹp; thịt quả chắc; mùi vị thơm ngon; phân thích hàm lượng Nitrat và các độc tố trong quả nho đều ở mức cho phép hoặc không phát hiện; sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4/. Đã mở được 6 lớp tập huấn (300 lượt người) giới thiệu về giống nho mới NH01-152 và hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh nho giống mới NH01-152 theo hướng VietGAP.
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 5/2013 Kết thúc: tháng 5/ 2016
7) Kinh phí thực hiện.: 744,3; trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 744,3 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.