1) Tên nhiệm vụ: “ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, năm 2016 ”

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. Th.S Y học Trương Văn Hội
  2. BS.CKII Thái Phương Phiên
  3. PGS.TS.BS Thân Trọng Quang
  4. Th.S.BS Lê Vũ Chương
  5. BS.CKI Lê Trọng Lưu
  6. CN. Phạm Văn Ký
  7. BS.CKI Trần Văn Hương
  8. CN. Nguyễn Văn Hùng
  9. CN. Đỗ Thùy Dung
  10. CN. Nguyễn Hoàng Diệu

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Xác định tỉ lệ, cường độ, sự thay đổi một số chỉ số huyết học đến nhiễm giun móc/mỏ của người dân từ 5  tuổi trở lên tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận năm 2016.

– Xác định một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ và cường độ nhiễm giun móc/mỏ tại điểm nghiên cứu.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Đã xác định được :

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc/mỏ trên đại bàn xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải:

– Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại điểm nghiên cứu 25,1%

– Cường độ nhiễm đa phần mức độ nhẹ, vài trường hợp nhiễm trung bình, không có trường hợp nào nhiễm mức độ nặng.

Sự thay đổi huyết học

– Trong 451 đối tượng chỉ có 22,1% thiếu máu, trong đó 98% thiếu mức

độ nhẹ.

– MCV : nhỏ 24,8%; đẳng bào 75,2%; không có hồng cầu to.

– MCHC: nhược sắc 13,3%; đẳng sắc 86,7%.

Những yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ 

– Người làm nông nguy cơ nhiễm giun móc cao 1,9 lần (p =0,014).

– Không có nhà vệ sinh khả năng nhiễm cao hơn gia đình có nhà vệ sinh

gấp 1,9 lần (p < 0,001).

– Nhà có vườn khả năng nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nhà không có vườn

6,2 lần (p < 0,001).

– Đi chân đất khả năng nhiễm giun móc/mỏ cao hơn 3,8 lần so với người

không đi chân đất (p < 0,001).

–   Không tẩy giun định kỳ thì sẽ có khả năng nhiễm giun móc/mỏ cao

hơn 4,7 lần người có tẩy giun định kỳ (p < 0,001).

–  Có hiểu biết tác hại giun móc/mỏ sẽ giảm nguy cơ nhiễm 2,4 lần so

với người không biết (p < 0,001).

–  Người có hiểu biết về đường lây sẽ có khả năng giảm nhiễm giun

móc/mỏ 2 lần so với người không hiểu biết đường lây (p < 0,001).

– Người không quan tâm về bệnh nhiễm giun móc/mỏ khả năng nhiễm

cao 2,1 lần so với người có quan tâm (p = 0,034).

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 02/2016 . Kết thúc: tháng 01/2017

7) Kinh phí thực hiện.: 329,0 triệu, trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        329,0 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.